Tác dụng chủ yếu của vận đơn là gì?

Thường xuyên cần tới vận đơn trong quá trình vận tải container đường biển các loại hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều người vận chưa hiểu hết tác dung chủ yếu của loại chứng từ này chủ yếu là gì.

Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

*   Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.

*   Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.

*   Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

*   Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

*   Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.

*   Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn.

Phân loại vận đơn

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuý theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

–   Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).

–   Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of…).

–   Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

–   Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

–   Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).

–   Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill… Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

Nguồn: http://hoabac.com/van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien/

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

Có một số thông tin rất bổ ích về vận tải hàng hóa đường biển mà bạn nên biết tới, điều đó đảm bảo nhu cầu giao nhận của mình luôn được đáp ứng tốt cách tốt nhất.

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder)

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

–   Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. – Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng

–   Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

–   Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.

–   Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

Trách nhiệm của người giao nhận

Khi là đại lý của chủ hàng

Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

+   Giao hàng không đúng chỉ dẫn

+   Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.

+   Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

+   Chở hàng đến sai nơi quy định

+   Giao hàng cho người không phải là người nhận

+   Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

+   Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

+   Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn‿ (Standard Trading Conditions) của mình.

Khi là người chuyên chở (principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở – contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ….. thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

–   Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

–   Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

–   Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá

–   Do chiến tranh, đình công

–   Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

Nguồn: http://hoabac.com/giao-nhan-hang-hoa-xuat-nhap-khau-chuyen-cho-bang-duong-bien/

Dịch vụ vận tải biển chuyên nghiệp nhất

Sao phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm cho mình một công ty vận chuyển đường biển có dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi đó chúng tôi vẫn là điểm đến mà bạn có thể nghĩ tới.

Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế

Là một trong những nhà giao nhận vận tải hàng đầu, TIA SÁNG VIỆT cam kết cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đường biển đa dạng với chất lượng tốt nhất. Đối với chúng tôi, không có địa điểm nào là không đến được.

Với một hệ thống đại lý mạnh, dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của TIA SÁNG VIỆT không ngừng phát triển và cải tiến. Thương hiệu của chúng tôi đã được phổ biến rộng rãi.

Các sản phẩm và dịch vụ vận tải đường biển chủ yếu:

– Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL)

– Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lưới đại lý lâu năm và có uy tín.

– Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải nhanh nhất, luôn gắn với bảo hiểm trách nhiệm người vận tải.

– Cung cấp dịch vụ hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam (đặc biệt từ thị trường Trung Quốc).

– Dịch vụ hàng nguyên Container (FCL/FCL) với giá cạnh tranh .

– Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services)

– Các dịch vụ hỗ trợ (ADD-SERVICES)

– Giao nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP.

– Giao Door/Door và dịch vụ House/Office remove.

– Giao nhanh chứng từ hàng mẫu qua hệ thống DHL.

Nguồn: http://lightviet.com.vn/dich-vu/van-tai-hang-hoa-73/-van-tai-duong-bien-76/

Giải pháp tối ưu cho vận tài bẳng đường biển trong nước và quốc tế

Bạn đang phải đau đầu trước nhu cầu vận tải hàng hóa đi quốc tế bằng đường biển? Giải pháp tới ưu mà chúng tôi đem lại chắc chắn sẽ làm bạn phải hài lòng về điều đó.

công ty vận tải đường biển với hơn 10 năm hoạt động trong nghề, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị mang đến cho khách hàng những dịch vụ giao nhận chất lượng, đảm bảo và an toàn nhất.

LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC VỚI CHÚNG TÔI:

Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi trực tiếp, nhanh thông qua hệ thống đại lý lâu năm và có uy tín.

Giá cạnh tranh và thời gian vận chuyển nhanh luôn luôn gắn với bảo hiểm về trách nhiệm của người vận tải.

Giao nhanh chứng từ, hàng mẫu.

Cập nhật nhất thong tin và giải quyết phát sinh

Nhiều sựu lawuj chọn cho  hành trình , và ổn điịnh trong tuần.

Hệ thống đại lý và văng phòng tại các cảng đi và đến.

Tư vấn chuyên môn chính xác về các qui định chính sách liên quan đến vận chuyển đường biển và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Dịch  Vụ  của Dương Minh Logistics

Vận tải hàng hóa xuất nhập bằng FCL và LCL.

Vận chuyển hàng trọn gói.

Phát hành chứng từ vận tải.

Thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ðóng gói và bao bì.

Kho bãi và phân phối.

Môi giới tàu biển.

Vận tải hàng rời.

Bảo hiểm vận tải.

Nguồn: http://duongminhlogistic.com/dich-vu/van-tai-duong-bien/

Vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ

Việc giao thương giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó nhu cầu vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ và ngược lại cũng không ngừng tăng lên. Đó là nằm trong xu thế chung hiện nay, cho nên Công ty ATP Express mang đến cho quý khách hàng sự lựa chọn tốt nhất về giá cả, dịch vụ cũng như sự an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ.

Vài nét về nước Thụy Sĩ, Nga, vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ, gửi quần áo đi Thụy Sĩ, Nga, chuyển bàn ghế đi Thụy Sĩ, Nga bằng đường tàu biển và hàng không giá rẻ.

Nước Thụy Sĩ, Nga còn có tên gọi là Liên bang Thụy Sĩ, Nga. Về vị trí địa lý thì nước Thụy Sĩ, Nga là quốc gia thuộc lục địa Á Âu. Theo thống kê nước Thụy Sĩ, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới với hơn 17 ngàn km2. Cũng với diện tích khá lớn đó mà dân số nước Thụy Sĩ, Nga cũng khá đông với hơn 142 triệu người. Nước Thụy Sĩ, Nga có nhiều môi trường và địa hình cho nên không gian ở Thụy Sĩ, Nga khá phong phú. Đặc biệt, Thụy Sĩ, Nga có rất nhiều khoáng sản và nguồn năng lượng lớn nhất thế giới. Ngoài ra rừng nước Thụy Sĩ, Nga cũng như các hồ cũng chiếm một phần diện tích khá lớn. Đây cũng là nguồn cung cấp các cảnh đẹp mang đặc trưng cho thiên nhiên ở Thụy Sĩ, Nga.

Công ty An Tín Phong Express luôn biết rằng một thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, quý khách không còn thời gian để tìm kiếm dịch vụ vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ. Quý khách cần một công ty vận chuyển hàng hóa thật đáng tin cậy với đầy đủ kinh nghiệm, có nhiều mối giao tiếp và có nhiều thành tích, đặc biệt là chuyển phát nhanh giá rẻ đi Thụy Sĩ, Nga và chuyển phát nhanh uy tín đi Thụy Sĩ, Nga và gửi hàng đi Thụy Sĩ, Nga, vận chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Nga giá rẻ.

ATP Express là nơi bảo đảm tất cả những chất lượng đó, hơn nữa chúng tôi được uỷ thác cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ đáng tin cậy, chất lượng cao với giá cả hợp lý.

Công ty chuyển phát nhanh quốc tế An Tín Phong Express đánh giá cao sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau của các khách hàng và tin tưởng có thể trở thành những đối tác lâu dài. Mỗi thành viên trong đội ngũ của Công ty ATP Express đều được giao phó toàn bộ sự phục vụ khách hàng. Chúng tôi xem chất lượng là hàng đầu, thử một lần gửi hàng đi Thụy Sĩ, Nga tại công ty An Tín Phong Express “Hãy cảm nhận sự khác biệt”.

Nguồn : http://antinphong.com/van-chuyen-hang-di-nga-gia-re/

Những khó khăn khi vận chuyển hàng hóa nội địa

Ngày nay với nhu cầu tăng cao của việc xuất nhập khẩu của các công ty thì chúng ta đang có rất nhiều sự tiện lợi khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu và hàng hóa khi chúng ta nhờ các cong ty van chuyen duong bien quoc te ngày này thì chúng ta có rất nhiều phương thức tốt để vận chuyển đường này, đường biển có một trong những lợi thế rất nhiều đó chính là số lượng hàng hóa được chuyên chở đi có khả năng chuyển rất nhiều cùng một lúc nhưng chúng ta luôn gặp khó khăn hơn trong vấn đề vận chuyển về nội địa ngày nay. Lý do để chúng ta sử dụng hình thức vận chuyển này chính là dành cho những chuyến hàng cần chuyển đi trong nước và không có nhu cầu chuyển xa.

Nhu cầu chuyển gần trong nước thì có lẽ chúng ta không cần dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không tuy nhiên con đường vận chuyển nội địa này gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong tình hình hiện nay, đường bộ hiện nay thường rất đông và những lúc giao hàng trễ hơn quy định đó chính là một trong những điều khó khăn nhất khi kinh doanh dịch vụ này và để cho chúng ta có rất nhiều những khó khăn khác nhất là vào mùa mưa, mùa mưa ngập nặng ở nhiều khu vực tuyến tỉnh quốc lộ rất dễ làm tác giao thông và dẫn đến những việc không mong muốn như làm hư hỏng phương tiện vận chuyển.

Vì vậy có thể nói rằng các công ty vận chuyển nội địa ngày nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ này cho khách hang và từ đó họ cần phải nâng cấp dịch vụ bằng những phương tuyện cao cấp hơn vạch ra những tuyến đường vận chuyển tiện lợi hơn để có thể hạn chế việc giao hàng trễ hẹn chưa kể đến họ cần phải tăng cường khả năng vận chuyển của họ một cách tốt nhất để cho chúng ta có thể cung cấp nhiều dạng dịch vụ tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng ngày nay tuy nhiên chúng ta còn cần phải làm rất nhiều điều để có thể hoàn thiện hơn chất lượng của các dịch vụ của chúng ta.

nguồn: http://ketban.laodong.com.vn/showthread.php?1132925-Nhung-kho-khan-khi-van-chuyen-hang-hoa-noi-dia

Khái niệm phiếu đóng gói hàng hóa là gì?

Phiếu đóng gói hàng hóa là một yếu tố cực kì quan trọng trong trong vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, vận chuyển hàng xuất khẩu. Vậy khái niệm phiếu đóng gói hàng hóa là gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Đóng gói hàng hóa là gì?

Đóng gói hàng hóa (tiếng anh gọi là packaging) là hoạt động đóng và gói các món hàng, lô hàng khi hiểu rõ đặc tính của loại hàng hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển, vừa đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.

Việc đóng gói hàng hóa luôn gắn liền với bao bì và dụng cụ đóng gói. Bao bì hàng hóa là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm. Bao bì đóng gói hàng hóa được sản xuất dựa trên những nghiên cứu về tính phù hợp cho từng món hàng, loại hàng, lô hàng.

Yêu cầu đối với công đoạn đóng gói hàng hóa là cần tiến hành sử dụng các loại bao bì phù hợp với loại hình vận chuyển (tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời, hàng container…). Việc đóng gói phải đảm bảo dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong container. Bên cạnh đó, công đoạn đóng gói hàng hóa phải đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không cũng như đường bộ. Ngoài ra, đối với những đơn hàng vận chuyển xa thì chủ hàng cũng cần quan tâm đến mức độ phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau trong quá trình đóng gói.

Khái niệm phiếu đóng gói hàng hóa là gì?

Phiếu đóng gói hàng hóa là thành phần quan trọng trong công đoạn đóng gói. Hiểu đơn giản thì đây là 1 bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container… vv). Phiếu đóng gói thường được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì. Nội dung của phiếu đóng gói hàng hóa bao gồm các yếu tố sau:

– Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List)

– Tên, địa chỉ người bán & người mua

– Cảng xếp, dỡ

– Tên tàu, số chuyến…

– Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích…

Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp. Nhưng nhìn chung, một phiếu đóng gói chuẩn thì phải đáp ứng được các yêu cầu như:

– Cho biết được số lượng hàng hóa trong container có trọng lượng bao nhiêu và số lượng bao nhiêu.

– Nhìn vào phiếu Packing list sẽ biết được cách thức dở hàng: bằng tay hay bằng xe nâng.

– Cho biết được thời gian dở dàng trong bao lâu, dựa vào số lượng hàng hóa có ghi trong Packing list

– Tìm được sản phẩm hàng hóa, mỗi sản phẩm sẽ biết được nằm trong kiện hàng nào, bao nào. Do đó, khi hàng hóa hư hao hoặc bị lỗi vẫn có thể dễ dàng khiếu nại với cơ sở sản xuất.

Những dạng phiếu đóng gói hàng hóa

+ Phiếu đóng gói hàng hóa dạng thông thường:

+ Phiếu đóng gói dạng phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list)

+ Phiếu đóng gói hàng hóa trung lập (Neutrai packing list):

+ Phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list).

Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:

+ 01 bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi.

+ 01 bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.

+ 01 bản còn lại lập hồ sơ lưu.

Nguồn: http://sanvanchuyen.vn/khai-niem-phieu-dong-goi-hang-hoa-la-gi/

Những gian nan và hành trình vượt sóng của vận tải biển Việt Nam

Nhiều năm qua, vận tải biển Việt Nam luôn gặp phải những khó khăn, thách thức. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam, vận tải biển đang có những chuyển biến tích cực, sẵn sàng chinh phục đại dương.

TĂNG TRƯỞNG SAU NHIỀU NĂM

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2016 tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước tính đạt 123,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trong năm qua tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dư thừa nguồn cung tàu, lượng hàng tăng trưởng thấp, giá cước giảm. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển, trong đó có các doanh nghiệp lớn tiếp tục thua lỗ.

Thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam trong những năm qua vẫn duy trì ở mức 10 – 12%. Thị trường xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam chủ yếu là các nước Trung Đông, Đông Nam Á, châu Á, một số ít tàu biển Việt Nam đã xuất đi các nước Đông Âu. Đối với vận tải xuất nhập khẩu hàng khô, đội tàu biển Việt Nam chiếm thị phần khoảng 12%. Hiện đã có tàu chạy thẳng sang thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ nhưng với số lượng ít. Đối với vận tải xuất nhập khẩu dầu thô xuất khẩu, đội tàu của Việt Nam cũng chỉ đạt được thị phần khiêm tốn. Nguyên nhân là do đội tàu biển Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn, phòng chống ô nhiễm môi trường… của các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài.

Về vận tải hàng hóa nội địa, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam đã cơ bản đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời… Riêng đối với tàu container, hiện nay số lượng tàu container Việt Nam vận tải nội địa đã tăng lên 39 tàu. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện VR-SB trong năm 2016 ước đạt 12,9 triệu tấn với khoảng gần 12.000 lượt tàu. Đây là giải pháp tái cơ cấu các phương thức vận tải hiệu quả, góp phần giảm tải cho đường bộ.

Về cơ cấu đội tàu biển theo số liệu tại Sổ đăng ký tàu biển quốc gia, tính đến ngày 30/11/2016, Việt Nam có tổng số 1.666 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam đang hoạt động, trong đó tàu vận tải biển là 1.267 với tổng dung tích gần 4,6 triệu GT, tổng trọng tải khoảng 7,5 triệu DWT. Tuy nhiên, cơ cấu đội tàu Việt Nam còn chưa hợp lý, đặc biệt là tỷ trọng tàu container trong tổng trọng tải đội tàu thấp với 33 tàu container tương ứng với năng lực chở khoảng 20.000 TEU. Số chủ tàu nhiều (trên 600) nhưng năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế.

Theo ông Đỗ Xuân Quỳnh – Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, hiện nay các chủ tàu Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức như nhu cầu vận chuyển hàng hóa tuyến quốc tế giảm, đội tàu biển quốc tế dư thừa nhiều. Các chủ tàu đều rất khó khăn trong việc tìm hàng vận chuyển. Thị trường cho thuê tàu định hạn cũng gần như bị đóng băng. Nguồn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam có khối lượng vận chuyển lớn như than, thép, xi măng – clinker, hàng đóng container… các chủ tàu Việt Nam gần như chưa thể tiếp cận được. Nguồn hàng vận tải nội địa mặc dù Bộ GTVT đã có chủ trương dừng cấp phép vận tải container nội địa cho tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài nhưng lộ trình thực hiện cam kết mở cửa trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương đang đến gần. Nhiều công ước quốc tế ra đời và có hiệu lực buộc các chủ tàu phải đầu tư trang thiết bị để đáp ứng quy định của các công ước. Chỉ riêng Công ước Quản lý và Kiểm soát nước dằn tàu, bình quân mỗi tàu hoạt động tuyến quốc tế chủ tàu phải đầu tư một triệu USD để mua và lắp đặt hệ thống xử lý nước dằn tàu.

TÁI CƠ CẤU ĐỂ PHÁT TRIỂN

Vận tải biển là một lĩnh vực mang tính quốc tế hóa cao, do đó trước những bối cảnh thị trường vận tải biển quốc tế và thị trường vận tải biển trong nước có diễn biến phức tạp và nhiều rào cản đã gây ra những khó khăn, thách thức cho lĩnh vực vận tải biển Việt Nam.

Chính vì vậy, nhằm tăng thị phần vận tải đường biển, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải và xây dựng chính sách để phát triển vận tải đa phương thức, logistics và kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020. Theo đó, tái cơ cấu vận tải đường biển theo hướng chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc – Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hóa dầu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25 – 30%; phát triển vận tải hành khách ven biển, hải đảo, phấn đấu đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa là 21,25%, vận tải hành khách là 0,07% so với khối lượng vận tải toàn Ngành.

Đề án nêu rõ phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dụng (tàu container, hàng lỏng…) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu là 6,8 – 7,5 triệu DWT, trong đó tàu chở hàng khô là 4,72 – 5,21 triệu DWT, tàu chở hàng lỏng là 1,44 – 1,58 triệu DWT, tàu chở container là 0,68 – 0,72 triệu DWT; từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm; nâng dần thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, kết hợp chở thuê một cách hợp lý; phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics…

Để thực hiện được những nhiệm vụ này, Cục Hàng hải Việt Nam đã đưa ra giải pháp xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng lỏng..) và tàu trọng tải lớn. Ngoài ra, ngành Hàng hải cần triển khai có hiệu quả Nghị định 30/2014/ NĐ-CP về điều kiện (hàng rào kỹ thuật) cho việc thành lập doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải; xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ nhằm nâng dần thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của đội tàu biển Việt Nam; tiến hành khảo sát, thống kê, tổng hợp nhu cầu và xây dựng phương án công bố tuyến vận tải ven biển khu vực miền Trung và miền Nam; bảo đảm chia sẻ và giảm tải cho giao thông đường bộ; nghiên cứu, khảo sát mở các tuyến vận tải hành khách ven biển tới các đảo và giữa các đảo bằng tàu biển; lập đề án quản lý một cách hiệu quả, an toàn đội tàu dưới công ước (non-convention ships) theo đúng các quy định, thông lệ quốc tế, bao gồm cả đội ngũ thuyền viên đúng tiêu chuẩn cho đội tàu này, đảm bảo kết nối được với các nước trong khu vực ASEAN theo đúng chương trình kết nối tuyến vận tải ven biển giữa các nước ASEAN; nghiên cứu, khảo sát mở các tuyến vận tải hành khách ven biển tới các đảo và giữa các đảo bằng tàu biển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác đội tàu.

Có thể thấy rằng, mặc dù còn nhiều tồn tại và phải đối mặt với những thách thức lớn nhưng vận tải biển Việt Nam đang từng bước vượt qua sóng gió để phát triển, khẳng định mình trong thị trường vận tải trong nước và quốc tế.

Hạ tầng giữ vai trò quan trọng kết nối phương thức vận tải

  1. Bùi Thiên Thu – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

Dưới góc độ hàng hải, nếu muốn kết nối tốt các phương thức vận tải thì cần có các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp vận tải đa phương thức đủ mạnh… Bên cạnh đó là hệ thống hạ tầng (bến bãi, kho, cảng, luồng tuyến…) đáp ứng việc kết nối các phương thức vận tải. Hiện nay, hệ thống hạ tầng phục vụ cho việc kết nối các phương thức vận tải của chúng ta chưa hoàn thiện, ví dụ kho bãi, cảng biển chưa thuận tiện để tăng việc luân chuyển hoặc cảng biển, cảng sông phải có hệ thống đường sắt kết nối, thời gian tàu đợi xếp dỡ mất quá nhiều thời gian…, từ đó tăng chi phí, đội giá thành, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hạ tầng của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng tốt nhu cầu kết nối. Nếu chúng ta chỉ nêu khẩu hiệu thì không giải quyết được vấn đề gì, mấu chốt tạo nên thành công trong kết nối là bài toán hạ tầng. Hạ tầng ở đây phải được hiểu theo hai khía cạnh là hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng cứng là kết cấu hạ tầng (bến bãi, kho bãi, luồng lạch, nhà ga…) đa phương thức nhưng phải hoạt động theo logistics nhằm giảm bớt các công đoạn hàng hóa phải nằm chờ, rút thời gian từ kho đến kho… Bài toán hạ tầng không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể giải quyết được.

Đối với lĩnh vực hàng hải, để đẩy nhanh kết nối các phương thức vận tải đòi hỏi các cảng biển dịch vụ hậu cần sau cảng, tàu phải đợi bốc xếp hàng từ 3 đến 5 ngày thì hiệu quả luân chuyển là rất kém. Vì vậy, dịch vụ hậu cần sau cảng rất quan trọng để xe vào giải phóng hàng nhanh, tiết kiệm cho chủ hàng, thời gian hàng nằm ở cảng càng ngắn càng tốt. Đơn cử như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), tàu phải chờ đợi bốc xếp hàng vì xe vào bốc xếp hàng rất chậm… Tàu bị giam hàng ở đây không phải là yếu tố năng lực của cẩu hay công nhân mà do kho bãi không có nên xe phải đợi… Vì một mắt xích bị lỗi mà cả một dây chuyền bị chậm, tất cả phải chờ đợi nhau. Vì vậy, các cảng phải bố trí được quỹ đất kho bãi của cảng.

Đối với hạ tầng mềm như thủ tục hải quan, kiểm dịch… tại nhiều nơi vẫn chưa được thuận lợi, nếu giải quyết nhanh các khâu, các bước thì sẽ giảm bớt thời gian cho doanh nghiệp. Thời gian qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ động phối hợp với các lực lượng để giải quyết, giảm bớt các thủ tục, thời gian thông quan nhanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Nhằm kết nối các phương thức vận tải, ngành Logistics phát triển, cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài, nhiều bộ, ngành, hiệp hội đang đề nghị với Chính phủ cho thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Logistics, từ đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho điều hành, đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, cạnh tranh được với bạn hàng quốc tế.

Theo tapchigiaothong.

Nguồn: http://batgt.camau.gov.vn/van-tai-bien-viet-nam-gian-nan-hanh-trinh-vuot-song.964

Thế nào là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Trả lời:

Theo Điều 70 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng trả hàng”. Tiếp đó, theo Điều 71 của Bộ luật, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được phân chia thành hai loại:

1-/ Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển:

Là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hình thức loại hợp đồng này do hai bên thỏa thuận. Sở dĩ loại hợp đồng này có tên gọi như vậy vì bằng chứng của loại hợp đồng này thường thể hiện dưới dạng chứng từ như vận đơn hoặc giấy gửi hàng do người vận chuyển cấp cho người thuê vận chuyển. 2-/ Hợp đồng vận chuyển

2-/ Hợp đồng vận chuyển theo chuyến:

Là loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần cụ thể của con tàu để vận chuyển hàng hóa theo chuyến đó. Hình thức loại hợp đồng này bắt buộc phải bằng văn bản. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, các giao dịch bằng fax, email, điện tín, telex cũng được coi là bằng văn bản.

3-/ Trong thương mại và hàng hải quốc tế ngoài hai loại hợp đồng như trên còn có loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhiều chuyến liên tục (thường áp dụng cho vận chuyển hàng rời, khối lượng lớn, giao hàng trong một khoảng thời gian dài) gọi là Contract of Affreightment, viết tắt là COA.

4-/ Một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển nữa cũng có thể thấy trong thương mại hàng hải quốc tế gọi là Trip Charter hay còn gọi là Trip Time Charter. Đây là dạng hợp đồng thuê tàu định hạn theo chuyến (không thuê theo thời gian nhiều chuyến – period). Thuật ngữ này đôi khi còn dùng để nói về hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter).

Nguồn: http://vibonline.com.vn/Hoidap/3760/The-nao-la-hop-dong-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bien.aspx

Ưu điểm của tắm trắng công nghệ cao

 

Với những người có điều kiện, nhu cầu làm đẹp của họ thường được giải quyết ở các Spa thẩm mĩ là chủ yếu, bởi những địa chỉ này thường áp dụng các giải pháp công nghệ cao, hiện đại, hiệu quả và an toàn để phục vụ bạn. Tất nhiên trong đó có dịch vụ tắm trắng công nghệ cao với nhiều ưu điểm nổi bật.

Như bạn cũng thấy, nhu cầu tắm trắng làn da của chị em phụ nữ ngày càng nhiều và đại đa số họ chọn các địa chỉ Spa chăm sóc sắc đẹp có cung cấp dịch vụ tắm trắng công nghệ cao để được toại nguyện. Tất nhiên điều quan trọng để họ chọn lựa giải pháp này đó chính là ưu điểm tuyệt vời mà tắm trắng công nghệ cao có thể mang lại cho họ. Vậy thì những ưu điểm này là gì?

* Ưu điểm của tắm trắng công nghệ cao có thể mang lại cho bạn cụ thể:

– Hiệu quả ngay lần đầu thực hiện: Với sự kết hợp của các nguyên liệu từ thiên nhiên, các phương pháp tắm trắng công nghệ cao sẽ tác động sâu bên trong biểu bì da, gây ức chế quá trình sản sinh melanin (hắc sắc tố) của cơ thể, đồng thời giúp da tăng cường hấp thu các dưỡng chất có lợi thúc đẩy quá trình sản sinh protein nuôi dưỡng tế bào. Bạn sẽ cảm nhận được làn da trắng sáng và mịn màn hơn ngay từ lần tắm trắng đầu tiên.

– An toàn tuyệt đối và không bắt nắng: Với nguyên liệu có nguồn gốc 100 % từ thiên nhiên, việc tắm trắng bằng công nghệ cao của bạn không gây kích ứng, bong tróc da, hoàn toàn khác biệt so với các phương pháp làm trắng da bằng chất lột tẩy thông thường. Quá trình sản sinh protein nuôi tế bào tạo ra màng chắn thông minh sẽ luôn bảo vệ làn da bạn khỏe mạnh và tránh tác hại của ánh nắng mặt trời một cách tối đa nhất.

– Liệu trình điều trị ngắn, hiệu quả lâu dài: Chỉ với một số bước đơn giản nhưng lại hiệu quả ngay từ lần đầu tiên tắm trắng, đảm bảo bạn có làn da trắng sáng, hồng hào và khỏe mạnh lâu dài. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật nhất của việc tắm trắng bằng công nghệ cao hiện nay.

Lời khuyên: Không phải là ngẫu nhiên, nhưng bạn cần chọn lựa những cơ sở tắm trắng uy tín và chất lượng cho mình mới là điều cần thiết để tránh những vấn đề bất cập có thể xảy ra khi điều trị. Hãy seach google với từ khóa “tắm trắng ở đâu tốt” như là một cách đơn giản nhất để thực hiện điều này bạn nhé.